22 Tháng Mười Hai 2024
Phổ biến giáo dục pháp luật

Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng

Chuyên mục: Thông tin tuyên truyền, Thông tin cần biết, Phổ biến, giáo dục pháp luật | Người đăng: Nguyễn Văn Trạng | Ngày đăng: 08/11/2023 | Số lần xem: 827

---------------

Tình hình dịch bệnh tay chân miệng Trong tháng 6, Thành phố đã ghi nhận 2.690 ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM). Trong đó có 569 ca nhập viện điều trị với 118 ca nặng (tỷ lệ bệnh nhân từ các tỉnh chuyển đến chiếm gần 76%) và tất cả đều là trẻ em dưới 6 tuổi. Chưa ghi nhận trường hợp tử vong do bệnh TCM của TP.HCM. Tổng số ca mắc TCM trong 6 tháng đầu năm 2023 là 4.500 ca (thấp hơn 47% so với cùng kỳ năm 2022). Tuy số ca mắc thấp hơn cùng kỳ năm ngoái nhưng với nguyên nhân gây bệnh là Enterovirus (EV71) - chủng vi-rút có độc lực cao, có thể gây bệnh nặng và thậm chí tử vong, là tác nhân gây ra các vụ dịch lớn vào các năm 2011 và 2018. Do đó, Ngành Y tế dự báo số ca mắc và số ca nặng sẽ tiếp tục gia tăng trong những tuần sắp tới và có thể kéo dài nếu không quyết liệt có các biện pháp dự phòng bệnh.

 

Các hoạt động phòng, chống dịch

Trước dự báo tình hình dịch bệnh sẽ gia tăng, Ngành Y tế đã chủ động triển khai hàng loạt các biện pháp phòng chống dịch bệnh ngay từ tháng 5 và tập trung nhiều hoạt động trong tháng 6.

Đối với SXH, một trong các giải pháp quan trọng để giảm số ca mắc là phân loại đúng, xử lý dứt điểm các điểm nguy cơ gây dịch tại các quận, huyện, thành phố Thủ Đức. Ngành Y tế Thành phố đã thực hiện nhiều hoạt động phòng, dịch SXH như: Tổ chức các lớp tập huấn về điều trị, phòng bệnh tại cộng đồng, phân tầng thu dung điều trị SXH, tăng cường duy trì hoạt động Tổ chuyên gia điều trị SXHD của Sở Y tế và hoạt động giám sát các điểm nguy cơ SXH.

Để phòng bệnh SXH, mỗi người, mỗi nhà chủ động truy tìm và loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh. Người dân khi phát hiện các điểm nguy cơ, có thể phản ánh lên ứng dụng Y tế trực tuyến.

Để phòng bệnh TCM, người chăm sóc trẻ và trẻ em cần thường xuyên rửa tay, vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của trẻ, bàn ghế, sàn nhà... Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, phụ huynh hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế.

Đối với TCM, Sở Y tế đã xây dựng kịch bản ứng phó dịch TCM bao gồm 03 cấp độ, thực hiện phân tầng điều trị, thành lập Tổ chuyên gia điều trị bệnh TCM nhằm tăng cường công tác hội chẩn đảm bảo chuyển viện an toàn. Mặt khác, tăng cường giám sát về công tác phòng, chống dịch bệnh TCM.

Trạm y tế phường 12

Nguồn tin : HCDC

In Đánh dấu và chia sẻ

Chuyên mục

Tranh cổ động